Khi thiết kế thang máy gia đình cần phải đặc biệt chú ý tới những điểm gì ?
Những chiếc thang máy ngày càng được sử dụng phổ biến hơn tại các gia đình Việt. Thang máy đòi hỏi phải có tính an toàn cao do liên quan đến tính mạng và tài sản của con người. Do đó khâu thiết kế thang máy gia đình luôn là khâu quan trong nhất trong quy trình lắp đặt, góp phần đảm bảo chất lượng thang máy, phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng đồng thời thuận tiện cho khâu lắp đặt.
Một số yếu tố cần chú trọng khi thiết kế thang máy gia đình
Quý độc giả hãy cùng CIBES điểm qua một số yếu tố quan trọng trong khi tiến hành thiết kế hệ thống thang máy gia đình nhé !
-
Hệ thống thông gió của thang máy:
Nếu phòng máy không được thiết kế hệ thống thông gió tốt thì sẽ ảnh hưởng đến dầu hộp số máy kéo khi nhiệt độ tăng cao và nếu nhiệt độ quá cao thì bộ biến tần của thang máy sẽ bị nhiễu và thang bị trục trặc. Trong nhiều trường hợp, giữa trưa nắng khi nhiệt độ phòng máy tăng cao là thang máy bị trục trặc.
-
Kích thước giếng thang máy
Kích thước giếng thang được thiết kế phù hợp với tải trọng và mục đích sử dụng của từng loại thang, thông thường trong quá trình xây dựng xảy ra hiện tượng giếng thang rộng hơn hoặc hẹp hơn chính vì vậy nên đối với các tòa nhà cao tầng, cần thiết kế giếng thang rộng hơn kích thước thiết kế của nhà sản xuất.
-
Độ cao của thang máy
Nếu độ cao không đủ thì sẽ liên quan đến góc ôm của Puly và cáp. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến độ bền của puly, cáp và chất lượng vận hành của thang.
-
Bố trí phòng máy cho thang máy hợp lý:
Thiết kế thang máy gia đình có phòng máy là nơi đặt các thiết bị quan trọng của thang máy: máy kéo, tủ điện điều khiển nên luôn phải ở trạng thái khô ráo, tránh được cả thời tiết mưa bão, không được đặt gần bể nước và hệ thống điều hòa trung tâm vì cần đặt các cửa thông gió hoặc quạt thông gió trong phòng máy cho thoáng mát, tránh bố trí thang máy gần giàn nóng của hệ thống điều hòa trung tâm vì khí nóng thải ra sẽ gây tăng nhiệt phòng máy, nếu có điều kiện thì hãy nên lắp điều hòa cho phòng máy để thang máy của bạn có thể hoạt động tốt nhất. Trên bề mặt sàn phòng máy thường được bố trí các lỗ kỹ thuật với kích thước và được đặt ở các vị trí khác nhau tương ứng với mỗi loại thang và kích thước sàn.
+ Kết cấu bao che của phòng máy thang máy phải được cách nhiệt.
+ Trong phòng máy bắt buộc phải có thông gió, chống ẩm và chống bụi.
+ Không được bố trí trực tiếp bể nước trên buồng thang máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt đi qua buồng thang máy.
-
Cửa tầng trong thiết kế thang máy gia đình
Đây là bộ phận được lắp đặt cuối cùng trong quá trình thiết kế và lắp đặt một chiếc thang máy gia đình, để đảm bảo đúng kỹ thuật không ảnh hưởng đến các thiết bị khác của thang cũng như không ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà.
Ngoài những yếu tố kể trên ra trong quy trình thiết kế một chiếc thang máy gia đình cần phải chú ý bản vẽ thiết kế thang máy gia đình sao cho phù hợp loại công trình, nhu cầu , mục đích sử dụng, cần thi công nhanh chóng đảm bảo tiến độ công trình, sao cho không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình.
Xem thêm:
Đánh giá và bình luận
0 đánh giá
Bạn có nhận xét gì về bài viết này
Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.