Những tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy bắt buộc
Để thang máy có thể đi vào hoạt động ổn định, an toàn, mỗi công trình cần được thực hiện quy trình lắp đặt một cách chính xác và cô cùng cẩn trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về các bước và tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy để đảm bảo thang máy luôn được an toàn cao nhất và có độ bền tối ưu.
Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn tải trọng thang máy
1. Các bước nghiệm thu lắp đặt thang máy
Để thang máy được đưa vào sử dụng hiệu quả và an toàn, các công trình cần tuân thủ những yêu cầu riêng trong việc lắp đặt. Mỗi bước nghiệm thu lại có nhiều hạng mục khác nhau. Dưới đây là những hạng mục nghiệm thu quan trọng cần phải được đảm bảo ở mọi công trình thang máy.
1.1. Nghiệm thu các thiết bị
Trước khi đi vào hoạt động chính thức, mỗi thang máy cần phải được nghiệm thu dựa trên các tiêu chí cơ bản dưới đây.
- Quan sát bằng mắt thường và lắng nghe để có được nhận xét sơ bộ về quá trình vận hành của thang máy.
- Các thiết bị có trong khâu lắp đặt bên trong thang máy cần được kiểm tra kỹ càng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Cần lưu ý kiểm tra các thiết bị điện, dẫn động, các thiết bị an toàn, độ điều khiển, ánh sáng, đèn tín hiệu,... có trong thang máy.
- Tiến hành kiểm tra các thiết bị nằm dọc theo hố thang máy
- Chú ý đến khoảng cách an toàn, sơ đồ điện, bảng điều khiển có trong buồng máy.
- Sau khi kiểm tra xác định được chất lượng, đánh giá cách vận hành của các thiết bị có trong thang máy.
Bạn đọc cần lưu ý rằng, mỗi phiên bản, thương hiệu thang máy khác nhau sẽ có những chỉ số khác nhau, việc kiểm tra cần được tiến hành bởi chuyên gia trong ngành hoặc kỹ thuật viên từ thương hiệu để có kết luận chính xác, phù hợp.
Nghiệm thu thiết bị thang máy là tiêu chuẩn đơn giản, đầu tiên nhưng có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru, ổn định và an toàn
1.2. Thử nghiệm thang máy không tải
Tiến hành chạy thử không tải là công đoạn nhằm kiểm tra các bộ phận như: bộ dẫn động, phanh cơ, phanh hãm, cửa Cabin, cửa tầng, quá trình khởi động, quá trình đóng mở của thang máy, thiết bị chiếu sáng và các thiết bị an toàn,... Để kiểm tra và xác định được khả năng hoạt động của các thiết bị, bạn cần thực hiện nghiêm ngặt các bước dưới đây.
- Chạy thử thang máy bằng cách ấn các nút có trên bảng điều khiển. Tại bước này, bạn có thể kiểm tra rất nhiều các thiết bị cùng một lúc như phanh cơ, phanh hãm, quy trình đóng, mở, bảng điều khiển,...
- Sử dụng bảng điều khiển cho thang máy chạy lên, xuống 3-5 lần để đảm bảo độ chính xác khi dừng tầng.
- Ấn các nút mở cửa, nút đóng cửa có bên trong và bên ngoài của thang máy để kiểm tra hoạt động của cabin và cửa tầng.
Từ việc kiểm tra và thử nghiệm thang máy không tải, bạn có thể đánh giá chính xác về chất lượng của các thiết bị có trong thang máy. Vì vậy, cần thực hiện một cách kỹ lưỡng và đúng yêu cầu, tiêu chuẩn được đề ra bởi đây là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
1.3. Thử nghiệm thang máy có tải
Sau khi hoàn tất thử nghiệm bên trên, bạn cần tiếp tục đi đến công đoạn thử nghiệm thang máy chạy có tải. Công đoạn này sẽ giúp bạn có quá trình kiểm tra cẩn thận và chính xác hơn về các thiết bị trong thang máy khi hoạt động trong điều kiện có tải.
Các tính năng như đệm thang máy, khả năng điều khiển, dừng tầng có chính xác hay không, thang máy mở cửa nhanh hay chậm,... đều cần được kiểm tra trong quá trình nghiệm thu để đảm bảo độ tin cậy của thang máy khi hoạt động có tải.
1.4. Nghiệm thu và đưa vào sử dụng
Khi quá trình lắp đặt và kiểm tra sơ bộ được hoàn thiện, các đơn vị sẽ bắt đầu thực hiện phối hợp cùng cơ quan kiểm định nhà nước tiến hành kiểm tra lại một lần nữa và cấp giấy phép sử dụng cho thang.
Thang máy nào chưa được cấp giấy phép hoạt động nghĩa là độ an toàn, tin cậy của thang chưa được đảm bảo và tồn tại rủi ro xảy ra tai nạn, có thể gây nguy hiểm đến người sử dụng.
Sau khi quá trình nghiệm thu hoàn thiện và giấy phép đã được cấp theo đúng quy định và pháp luật, đơn vị thi công lắp đặt cần có trách nhiệm vệ sinh tổng thể thang máy cho thang. Bên cạnh đó, nên cho thang máy chạy thử một lần nữa với tốc độ cao để đảm bảo đủ điều kiện kiểm định, an toàn cho người sử dụng khi không may có sự cố.
Bạn có thể xem thêm các tiêu chuẩn về thang máy của Việt Nam hiện nay.
2. Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy do cơ quan nhà nước ban hành
Đây là những yêu cầu về nghiệm thu sau lắp đặt thang máy trong QCVN : 02/2011/BLĐTBXH do Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội ban hành.
Bạn có thể xem thêm toàn bộ tài liệu tại đây: https://cibeslift.com.vn/files/tcvn/quy-chuan-quoc-gia-022011-BLĐTBXH.pdf
3.5.2. Yêu cầu về nghiệm thu sau lắp đặt thang máy:
3.5.2.1. Đơn vị lắp đặt thang máy phải tiến hành các việc chuẩn bị nghiệm thu bao gồm:
3.5.2.1.1. Hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật thang máy.
3.5.2.1.2. Chuẩn bị các điều kiện để thang máy hoạt động.
3.5.2.1.3. Cùng bên đặt hàng chuẩn bị tải và đảm bảo các điều kiện để nghiệm thu.
3.5.2.2. Việc nghiệm thu thang máy sau lắp đặt nhằm mục đích:
Đánh giá mức độ phù hợp của các thông số và kích thước của thang máy với các số liệu ghi trong hồ sơ kỹ thuật và mức độ an toàn của thang máy sau lắp đặt.
3.5.2.3. Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra gồm:
3.5.2.3.1. Trọng tải làm việc cho phép.
3.5.2.3.2. Tốc độ, vận tốc làm việc và kích thước lắp ráp.
3.5.2.3.3. Độ chính xác dừng tầng.
3.5.2.3.4. Mức độ làm việc ổn định của các cơ cấu an toàn, hệ thống điều khiển.
3.5.2.4. Nghiệm thu thang máy đủ điều kiện vận hành an toàn phải bao gồm:
3.5.2.4.1. Kiểm tra tổng thể.
3.5.2.4.2. Kiểm tra kỹ thuật thử không tải.
3.5.2.4.3. Thử tải động ở các chế độ (TCVN6395:2008):
- Thử tải động ở 100% tải định mức.
- Thử tải động ở 125% tải định mức.
3.5.2.4.4. Thử tải động và kiểm tra bộ phận khống chế vượt tốc.
3.5.2.5. Khi khám xét phải kiểm tra tình trạng của:
3.5.2.5.1. Bộ dẫn động.
3.5.2.5.2. Các thiết bị an toàn.
3.5.2.5.3. Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu.
3.5.2.5.4. Phần bao che giếng thang.
3.5.2.5.5. Ca bin, đối trọng, ray dẫn hướng.
3.5.2.5.6. Cửa ca bin và cửa tầng.
3.5.2.5.7. Cáp (xích) và phần kẹp chặt đầu cáp (xích).
3.5.2.5.8. Các thiết bị điện và thiết bị bảo vệ điện.
3.5.2.5.9. Độ cách điện của thiết bị điện và dây dẫn điện.
Ngoài ra cần kiểm tra các khoảng cách an toàn, sơ đồ điện và các dụng cụ cần thiết trong buồng máy, các biển chỉ dẫn.
3.5.2.6. Khi thử không tải, cần kiểm tra hoạt động của các bộ phận sau:
3.5.2.6.1. Bộ dẫn động (phát nhiệt, chảy dầu, hoạt động của phanh).
3.5.2.6.2. Cửa ca bin và cửa tầng.
3.5.2.6.3. Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu.
3.5.2.6.4. Các bộ phận an toàn (công tắc hành trình, nút “STOP”, khóa tự động cửa tầng, sàn động của ca bin).
3.5.2.7. Khi công việc lắp đặt thang máy hoàn tất, đơn vị lắp đặt phải lập biên bản nghiệm thu lắp đặt. Nội dung biên bản nghiệm thu phải thể hiện rõ việc kiểm tra đo đạc thực tế và đánh giá kết quả theo các quy định kỹ thuật được nêu trong TCVN 6395:2008. Nếu trong tiêu chuẩn thiết kế của nhà chế tạo quy định cao hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo.
Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn chất lượng thang máy
Như vậy bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thang máy, 1 trong những công đoạn quan trọng nhất trong quá trình đưa thang máy vào hoạt động an toàn và chất lượng nhất.
Đánh giá và bình luận
0 đánh giá
Bạn có nhận xét gì về bài viết này
Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.