Quy trình tính toán kết cấu vách thang máy tiêu chuẩn và giải pháp hiệu quả
Để quá trình lắp đặt thang máy không gặp khó khăn, quy trình tính toán kết cấu vách thang máy phải được tuân thủ theo tiêu chuẩn đã được quy định. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm được những chi tiết của quy trình này. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những thông tin về quy trình tính toán thiết kế vách thang máy và giải pháp để thi công hiệu quả.
1. Quy trình tính toán thiết kế vách thang máy
1.1. Tổng quan về quy trình
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5574:2012
Đây là bộ tiêu chuẩn được quy định chính thức về Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế. Theo đó, chủ công trình cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cũng như yêu cầu cơ bản về tính toán, thiết kế được nêu trong bộ tiêu chuẩn này để đảm bảo an toàn khi thi công lắp đặt thang máy.
Phương pháp tính uốn nén theo biểu đồ N-M
Quy trình tính toán thiết kế vách thang máy bao gồm 2 bước: tính khả năng chịu uốn nén và tính khả năng chịu cắt. Phương pháp tính uốn nén sử dụng biểu đồ N-M (Lực dọc - Momen) được đánh giá là phương pháp tính toán hiện đại nhất, tương thích với các phương thức theo tiêu chuẩn quốc tế như BS8110 (tiêu chuẩn Anh Quốc), AS 3600 (tiêu chuẩn Úc), ACI 318 (tiêu chuẩn Hoa Kỳ).
Ưu điểm của phương pháp này thể hiện ở khả năng chịu lực của vách dựa theo tính chất vật liệu như bê tông, cốt thép và tiết diện vách tính toán. Phương pháp có thể dễ dàng tối ưu hóa khả năng chịu lực kết cấu đến gần 100% qua việc cho phép kiểm tra chính xác khả năng chịu lực của vách tương ứng với các trường hợp tải trọng bất lợi nhất.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể tính toán đồng thời cho các đoạn vách tại các tầng khác nhau bởi khả năng tính toán đồng thời cho nhiều tổ hợp tải trọng khác nhau.
1.2. Quy trình tiêu chuẩn theo biểu đồ N-M
Để thực hiện tính toán thiết kế vách thang máy theo biểu đồ quan hệ N-M, bạn cần thực hiện lần lượt các bước sau:
- Bước 1: Phân tích kết cấu bằng các phần mềm như ETAB, SAP2000
- Bước 2: Xác định vách cứng thiết kế và nội lực
- Bước 3: Chọn nội lực lớn nhất tương ứng với các trường hợp, Nmax, V2max, V3max, M2max, M3max
- Bước 4: Thực hiện đồng thời 2 công đoạn dưới đây.
Điều chỉnh giá trị nội lực tính toán: Tính giá trị lực cắt điều chỉnh (khi tính trường hợp chịu tải động đất)
Xác định khả năng chịu lực của vách: chọn tiết diện, vẽ biểu đồ N-M, khả năng chịu lực cắt - Bước 5: Kiểm tra khả năng chịu lực của vách
Kiểm tra khả năng chịu N-M đồng thời
Kiểm tra khả năng chịu lực cắt
Kiểm tra các trường hợp chịu lực khác - Bước 6: Phân tích, đánh giá và tối ưu hóa kết cấu
- Bước 7: Xuất file số liệu vẽ vách
2. Giải pháp hiệu quả của Cibes
Cibes mang đến giải pháp hiệu quả cho bạn với sự đa dạng lựa chọn chất liệu vách thang máy. Hiện nay, Cibes có 3 loại vách thang sau để khách hàng lựa chọn, tìm ra được mẫu vách phù hợp với nhu cầu của mình.
Vách kính cường lực an toàn
Đặc điểm: Vách kính cường lực có độ trong suốt, phản quang và phản nhiệt cao. Loại kính Cibes sử dụng là kính cường lực an toàn 2 lớp đem lại sự an toàn cao cho thang. Loại kính này đảm bảo an toàn cho người sử dụng dù là trong trường hợp xấu nhất là khi vỡ. Khi vỡ, kính sẽ bám vào lớp keo dán và thường đứng nguyên trong khung, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị thương do cạnh kính sắc rơi xuống hay bắn tung toé. Kính dán an toàn có khả năng chống sự thâm nhập của người hay sự tác động từ bên ngoài và bao gồm nhiều ưu điểm vượt trội khác.
Ưu điểm: Thang máy vách kính cho phép người bên trong có thể quan sát được cảnh vật bên ngoài thang máy. Bên cạnh đó, đặc tính trong suốt của kính cường lực còn giúp không gian có phần rộng hơn, nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Ứng dụng: Thang máy vách kính thường được lắp đặt ở những ngôi nhà phố, biệt thự nhà vườn... để tạo sự hài hòa, thống nhất với kiến trúc và môi trường xung quanh.
Vách thép cách nhiệt
Đặc điểm: Không giống như thang máy vách kính, các thang máy sử dụng vách thép cách nhiệt có thể tạo được không gian riêng tư cho người bên trong thang máy. Với loại thang này, người bên trong khó có thể nhìn được những cảnh vật bên ngoài.
Ưu điểm: Khi ở bên trong thang máy vào những ngày hè nắng nóng cao điểm, người sử dụng vẫn cảm nhận được sự mát mẻ bởi vách thang cách nhiệt rất tốt.
Ứng dụng: Thang máy vách thép được lắp đặt thích hợp hơn ở khoảng không gian góc nhà hoặc trong khoảng giếng trời hẹp - nơi chỉ bao quanh bằng các bức tường nên không cần dùng vách kính
Vách nhôm cách nhiệt
Vách nhôm sẽ có trọng lượng nhẹ hơn thép và kính mà vẫn đảm bảo độ bền đẹp. Do vậy, quá trình lắp đặt thang máy vách nhôm sẽ đỡ gặp khó khăn khi vận chuyển các bộ phận của thang máy.
Vách thang kết hợp giữa vách thép và vách kính
Người dùng cũng có thể cân nhắc và lựa chọn kiểu vách thang kết hợp giữa vách thép và vách kính. Sự kết hợp này sẽ giúp các chủ nhà có những gợi ý đa dạng hơn về mẫu mã, thiết kế vách thang máy. Hơn nữa, kiểu vách thang kết hợp này vừa đem lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, lại vừa đáp ứng được các yếu tố về sự riêng tư hay khả năng cách nhiệt.
3. Bản vẽ kết cấu vách thang máy Cibes
Có thể bạn quan tâm: Catalog thang máy cao cấp
Những thông tin trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về quy trình tính toán thiết kế vách thang máy. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn trong quá trình chọn lựa và lắp đặt vách thang máy, hãy liên hệ với Cibes ngay để được hỗ trợ tốt nhất.
- Email: vietnam@cibeslift.com - Hotline: 1800 1754 - 0899.503.838
- Hà Nội: Phòng 303, tầng 3, tòa nhà HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hồ Chí Minh: B1-00.02, Tòa nhà Sarimi, Khu đô thị Sala, Quận 2, HCM
Đánh giá và bình luận
0 đánh giá
Bạn có nhận xét gì về bài viết này
Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.