Tiêu chuẩn thông gió thang máy cần tuân thủ để hoạt động an toàn
Tiêu chuẩn thông gió thang máy là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo không khí được thông thoáng trong quá trình hoạt động. Để đảm bảo điều này thì tiêu chuẩn thông gió thang máy cần tuân thủ theo quy tắc an toàn riêng. Bài viết dưới đây xin cung cấp đến bạn đọc những thông tin quan trọng nhất.
Bạn có thể xem các tiêu chuẩn về thang máy tại Việt Nam hiện hành.
1. Vai trò của hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió thang máy có nhiệm vụ luân chuyển không khí vào thang và đẩy khí từ thang máy ra bên ngoài. Khi được lắp đặt trong thang máy, hệ thống thông gió thang máy giúp:
Tạo không khí bên trong khoang thang máy
Trong quá trình di chuyển nhiều tầng, thời gian trong cabin thang máy khá lâu, người di chuyển cần được cung cấp đủ không khí. Khi đó hệ thống thông gió sẽ thổi không khí từ bên ngoài, tạo gió để cung cấp oxy phục vụ quá trình di chuyển này.
Gia tăng độ bền cho động cơ thang máy
Ở Việt Nam, đặc trưng khí hậu nóng ẩm, đặc biệt vào mùa xuân với gió nồm, độ ẩm tăng cao có khả năng gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của các thiết bị điện tử, máy móc. Hệ thống thông gió sẽ giúp làm khô, giảm ẩm, hạn chế tình trạng han rỉ, ẩm ướt gây chập điện..
Tiết kiệm chi phí điều hòa
Việc sử dụng điều hòa cần có điều hòa thang máy chuyên dụng với chi phí đầu tư và lắp đặt khá lớn. Sử dụng hệ thống thông gió sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng thay vì sử dụng điều hòa cho thang máy.
Hệ thống thông gió thang máy khi được lắp đặt đúng, phù hợp sẽ mang đến không khí thông thoáng, gia tăng độ bền động cơ và giúp tiết kiệm điện năng.
2. Những lưu ý trong quá trình sử dụng
Sử dụng hệ thống thông gió thang máy cũng có những lưu ý và cần xem xét, tính toán thật kỹ trước khi lắp đặt, có vậy mới đem lại hiệu quả sử dụng cao và bền lâu. Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý trước khi lắp đặt hệ thống thông gió cho thang máy.
Tùy vào mỗi loại thang máy mà sẽ có những trang thiết bị đi kèm khác nhau. Do vậy, để tìm một hệ thống thông gió phù hợp với thang máy của mình, bạn nên dành thời gian tìm hiểu và có quyết định chọn mua cho chính xác.
Khi lựa chọn hệ thống thông gió bạn cần chú ý đến kích thước để cân đối diện tích không gian cabin thang máy. Tránh mua những thiết bị quá lớn trong khi diện tích thang máy của bạn còn nhỏ, hẹp. Lựa chọn hệ thống thông gió phù hợp sẽ đảm bảo quá trình sử dụng diễn ra được thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến độ kín cần thiết của thang máy.
Sau khi thực hiện hai lưu ý trên bạn cần tiến hành lắp đặt hệ thống thông gió cho thang máy. Ở công đoạn này, người thực hiện lắp đặt phải là người có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về công việc, có kinh nghiệm, tay nghề,... như vậy mới đảm bảo về chất lượng, tính thẩm mĩ và độ an toàn của sản phẩm.
Công tác bảo trì hệ thống thông gió cũng cần được chú ý, tùy thuộc vào tần suất hoạt động của thang máy để quy định thời gian bảo trì. Nếu tần suất hoạt động lớn, lên nhiều tầng cao thì nên bảo trì một tháng một lần là tốt nhất.
Đối với những thang máy có tần suất hoạt động ít thì có thể 3 tháng bảo trì một lần. Sử dụng đúng cách, bảo trì thường xuyên sẽ giúp cho thiết bị hoạt động tốt hơn và phát huy được hết công dụng. Từ đó giúp bảo vệ tốt lợi ích, hiệu quả sử dụng thiết bị của mỗi công trình.
Khi thiết bị được đi vào hoạt động một thời gian sẽ chịu tác động của bụi, bẩn, côn trùng,... kẹt vào trong. Vì vậy chú ý kiểm tra, vệ sinh thiết bị sẽ giúp thiết bị bền hơn, vận hành ổn định hơn.
Cuối cùng, người sử dụng cũng cần có những hiểu biết cơ bản về thiết bị mình đang dùng để có thể an tâm và chủ động hơn trong quá trình sử dụng.
Bạn hãy xem thêm tiêu chuẩn an toàn thang máy tại Việt Nam hiện nay.
3. Những tiêu chuẩn thông gió thang máy
Các yếu tố thông gió đã được quy định trong bộ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6395:2008.
Trong điều 4.2.1. Giếng thang phải được bao che tách biệt bằng vách kín bao quanh, trần và sàn.
Chỉ cho phép mở các lỗ, ô cửa sau đây:
a) ô cửa tầng;
b) ô cửa kiểm tra, cửa cứu hộ và lỗ cửa sập kiểm tra;
c) lỗ thoát khí và khói khi hỏa hoạn;
d) lỗ thông gió;
e) lỗ thông giữa giếng với buồng máy hoặc buồng puli;
f) ô liên thông hai thang máy kề nhau.
Điều 4.2.3. Thông gió
Giếng thang phải được thông gió đầy đủ, nhưng không được dùng nó để thông gió cho các phần khác không liên quan thang máy.
Để đảm bảo yêu cầu thông gió cho giếng thang, phải bố trí ở phần đỉnh giếng các lỗ thông gió trực tiếp ra ngoài hoặc qua buồng máy, buồng puli. Tổng diện tích các lỗ thông gió nhỏ nhất phải bằng 1% tiết diện ngang giếng thang.
Điều 5.4. Môi trường và trang bị bên trong
5.4.1. Buồng máy phải được thông gió nhằm tạo môi trường bảo vệ máy, thiết bị, dây điện v.v… chống bụi và ẩm. Không khí bẩn từ các bộ phận khác không được đưa trực tiếp vào buồng máy.
Điều 7.7 Thông gió và chiếu sáng
7.7.1 Cabin với cửa kín phải có các lỗ thông gió phía trên và phía dưới.
7.7.2 Tổng diện tích các lỗ thông gió phía trên, cũng như phía dưới cabin, không được nhỏ hơn 1% diện tích hữu ích của cabin.
Các khe hở xung quanh cửa cabin có thể được tính đến 50% tổng diện tích thông gió yêu cầu.
7.7.3 Các lỗ thông gió phải được cấu tạo sao cho một thanh cứng, thẳng, đường kính 0,01 m không thể xuyên lọt được từ trong ra ngoài qua vách cabin.
Và 1 số mục lục khác. Bạn có thể xem chi tiết đấy đủ tại: https://cibeslift.com.vn/files/tcvn/tcvn-6395-2008.pdf (file nặng 70MB)
Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn tải trọng thang máy
Rõ ràng, mỗi linh kiện, thiết bị lắp đặt trong thang máy đều mang một công dụng và chức năng riêng. Việc trang bị đầy đủ các hệ thống cần thiết sẽ giúp người sử dụng khai thác tối đa lợi ích và chức năng của sản phẩm. Hy vọng, bài viết đã cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về tiêu chuẩn thông gió thang máy khi triển khai lắp đặt thang máy cho gia đình mình.
Đánh giá và bình luận
0 đánh giá
Bạn có nhận xét gì về bài viết này
Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.