Yêu cầu về chiều cao phòng máy thang máy và cách giải quyết
Chiều cao phòng máy thang máy đang dần được người sử dụng cũng như đơn vị thi công lắp đặt quan tâm. Để thang máy có thể vận hành an toàn, ổn định, việc lắp đặt phòng máy cần phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra 5 yêu cầu về chiều cao phòng thang máy cũng như cách giải quyết để bạn tham khảo.
1. Những yêu cầu khi thiết kế phòng máy thang máy
Phòng máy thang máy, hay cách gọi khác là phòng kỹ thuật – là nơi lắp đặt, bố trí tủ điều khiển, máy kéo hay bộ khống chế vận tốc. Tùy vào từng loại thang máy sẽ quy định vị trí bố trí phòng máy sao cho phù hợp. Nếu là các loại thang máy truyền thống, phòng kỹ thuật thường được bố trí ở đỉnh giếng thang, ngoài ra một số loại khác bố trí ở bên hông giếng.
Khi xây dựng và lắp đặt phòng máy, bạn cần đặc biệt quan tâm và chú ý đến chiều cao của phòng thang máy bởi nó sẽ ảnh hưởng tới tải trọng cũng như vận tốc của thang. Vậy để có thể lắp đặt thang máy có phòng máy an toàn, bạn có thể tìm hiểu một số yêu cầu khi thi công phòng máy thang máy dưới đây.
1.1. Kích thước, chiều cao phòng máy thang máy
Bạn cần nhớ rằng kích thước phòng máy ít nhất phải bằng kích thước của hố thang. Nếu bạn muốn lắp đặt một chiếc thang máy có kích thước là 1500mmx1500mm với trọng tải 350kg, kích thước của phòng thang máy phải tối thiểu (1500mmx1500mm).
Trong quá trình xây dựng, nếu có thể, hãy để kích thước phòng thang rộng hơn để tạo được không gian thoải mái trong việc lắp đặt, sửa chữa và cứu hộ khi cần.
Về chiều cao phòng máy
Chiều cao phòng máy được xác định phụ thuộc vào trọng tải của thang. Nếu thang máy có tải trọng lớn, máy kéo sẽ có công suất cao, từ đó kích thước máy kéo cũng phải lớn hơn.
Đối với thang máy gia đình, nếu thang máy có tải trọng từ 250kg đến 350kg, chiều cao tối thiểu của phòng máy là 1500mm. Nếu tải trọng từ 450kg trở lên, chiều cao tối thiểu là 1600mm.
1.2. Thiết kế mặt sàn
Khi thiết kế mặt sàn, cần lưu ý thiết kế sao cho độ dày sàn phòng máy vừa phải, do sàn phòng máy không phải là nơi để bố trí chịu lực trong quá trình vận hành thang. Mặt sàn tiêu chuẩn của một phòng máy có độ dày khoảng 120mm.
Ngoài ra, trong mặt sàn thang máy có chứa dầm bê tông. Đây là bộ phận có chức năng chịu lực hoàn toàn của thang máy khi lắp đặt và vận hành. Vì vậy, cần lưu ý khóa dầm bê tông bốn góc của hố thang trước khi đổ bê tông mặt sàn.
Bên cạnh đó, do phòng máy là vị trí đặt nhiều thiết bị quan trọng nên phải đảm bảo mặt sàn luôn khô ráo. Để tránh ẩm ướt trong những ngày mưa bão, khi lắp đặt cần có các cửa thông gió cũng như quạt thông gió. Nếu cẩn thận hơn, bạn hoàn toàn có thể lắp điều hòa trong phòng máy để tối ưu nhất.
1.3. Thiết kế các lỗ kỹ thuật
Một số thông tin cơ bản về lỗ kỹ thuật trong sàn phòng máy như sau:
- Lỗ 200mm x 200mm: Đây là nơi dùng để xỏ cáp thang máy.
- Lỗ 100mm x 100mm: Gồm 6 lỗ, trong đó 2 lỗ là nơi xỏ cáp để khống chế vượt tốc độ, 2 lỗ dùng để lắp dây rọi cho cửa thang, 2 lỗ để lắp rail dẫn về cabin.
- Lỗ 700mm x 700mm: Là lỗ kỹ thuật để xỏ móc palăng phục vụ cho việc lắp đặt thang máy. Đây cũng chính là vị trí để đưa máy kéo, tủ điện lên phòng máy thang máy. Bên cạnh đó, lỗ kỹ thuật này cũng là vị trí để xỏ cáp tới đầu cabin do đó cần lưu ý khi hoàn tất lắp đặt, phải đảm bảo che kín những lỗ này.
- Với các lỗ kỹ thuật 100mm x 100mm, bạn có thể lắp đặt trước hoặc sau. Nếu như không có sẵn, bạn có thể cân nhắc khoan cắt khi lắp đặt. Do vậy, chiều dày của sàn sẽ khoảng 120mm để thuận tiện trong việc khoan cắt.
Bạn hãy xem thêm các quy định về thang máy trong nhà cao tầng
1.4. Thiết kế hố PIT
Hố PIT được tính từ mặt sàn của tầng đầu tiên tới mặt đáy hố thang. Mỗi loại thang máy sẽ có từng kiểu hố PIT riêng, phụ thuộc vào kích thước và chiều sâu của thang máy. Vì vậy, để đảm bảo thi công đúng kỹ thuật hố PIT, cần lưu ý một số điều sau.
Bảo đảm thiết kế đúng kích thước, chiều cao, chiều rộng và chiều sâu theo yêu cầu. Nếu có thừa diện tích, hãy làm rộng và sâu hơn so với thông số để tạo sự thoải mái trong khi lắp đặt cũng như vận hành thang máy. Tuyệt đối nên nhớ không được làm hẹp và nông hơn thông số tối thiểu, gây nguy hiểm đến việc vận hành thang sau này.
Khi lắp đặt, thiết kế hố PIT, cần lưu ý việc chống thấm nước vào hố, không được phép dẫn điện hay đi đường ống nước vào khu vực hố PIT. Về độ dày tối thiểu, hố PIT có độ dày tối thiểu là 150mm.
1.5. Lưu ý về tốc độ của thang
Về tốc độ thang máy, bạn cần tính toán và nắm rõ con số chính xác để có thể đưa ra được quyết định phù hợp nhất khi lắp đặt. Tốc độ thang máy khác nhau tùy thuộc vào mỗi hãng nhưng thông thường được tính dựa theo số tầng của mỗi công trình. Cách tính nhanh nhất là lấy số tầng thang máy hoạt động nhân với 10, tốc độ thang sẽ chính là số đó hoặc gần nhất với số nhận được.
Một điểm nữa cần lưu ý là phần lớn thang máy hoạt động với tốc độ khác nhau ở mỗi thời điểm. Khi lắp đặt thang máy, sẽ có thiết bị đảm bảo cho sự hoạt động của thang diễn ra hiệu quả, trơn tru và ổn định nhất.
Trong mỗi giai đoạn vận chuyển, thang máy sẽ một vài thay đổi nhỏ ở tốc độ. Tuy nhiên, điều này cũng không quá bất thường nên bạn cũng không cần quá lo lắng khi tốc độ của thang máy có thay đổi hay không khớp với tốc độ khi lắp đặt.
Bạn có thể xem thêm các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng thang máy
2. Phương án giải quyết hoàn hảo từ thang máy không phòng máy Cibes
Để giải quyết những vấn đề rắc rối trên, các sản phẩm của Cibes đã được sản xuất và lắp đặt với đặc điểm KHÔNG PHÒNG MÁY, KHÔNG CẦN ĐÀO HỐ PIT.
Thang máy không cần phòng máy là giải pháp tiết kiệm không gian, chi phí lắp đặt cho gia chủ, tiết kiệm được năng lượng và nâng cao tính thẩm mỹ của thang.
Thang máy không cần đào hố pít (hố pít=0) hoặc chỉ âm sàn rất nhỏ, khoảng 60mm giúp quá trình thi công nhanh hơn, không ảnh hưởng sinh hoạt gia đình cũng như kết cấu móng nhà.
Thang máy Cibes vận hành với tốc độ đều, không thay đổi trong suốt cả hành trình. Do vậy, bạn sẽ không cần lo lắng khi gia đình có trẻ nhỏ hay người già khi sử dụng thang Cibes bởi người thân sẽ không bị cảm giác hẫng, hụt mỗi khi thang máy bắt đầu di chuyển hoặc dừng lại.
Bên cạnh đó, việc thi công lắp đặt thang Cibes cũng khá đơn giản (các bộ phận được nhập khẩu trực tiếp từ Thụy Điển, chỉ mất 7-10 ngày để lắp đặt), không quá phức tạp hay ảnh hưởng đến sinh hoạt cho người sử dụng trong quá trình vận hành, bảo dưỡng.
Bạn hãy xem thêm trang thông tin bản vẽ cad thang máy không phòng máy của Cibes
Hình ảnh về một công trình thi công của thang máy gia đình Cibes
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn với việc lắp đặt thang máy Cibes, bạn có thể liên hệ ngay hotline 1800 1754 - 0899 50 38 38 hoặc đến trực tiếp showroom của Cibes để được hỗ trợ tốt nhất.
Hà Nội: Phòng 303, tầng 3, tòa nhà HITC, 239 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: B1-00.02, Tòa nhà Sarimi, Khu đô thị Sala, Quận 2, HCM
Trên đây là quy định về chiều cao phòng máy thang máy và các vấn đề liên quan. Các sản phẩm thang máy không phòng máy đang được ưa chuộng trên thị trường sẽ là giải pháp hữu hiệu. Hy vọng, qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn và lựa chọn được cho gia đình mình một loại thang máy phù hợp nhất.
Đánh giá và bình luận
0 đánh giá
Bạn có nhận xét gì về bài viết này
Bằng cách đăng ký các thông tin trên, bạn đã đồng ý cho phép Công ty TNHH Cibes Lift Việt Nam thu thập, sử dụng, và xử lý dữ liệu cá nhân theo các quy định trong Chính Sách Bảo Mật của Công ty.